Xy lanh thủy lực dự phòng có thể được cất giữ trong kho một thời gian dài, vài tháng, thậm chí một vài năm trước khi được đội bảo trì đưa ra thay thế cho xy lanh bị hỏng. Vì vậy cần phải bảo được bảo quản đúng cách.

  • Xy lanh cần phải được thu vào hết
  • Đặt ở trong nhà, nơi khô ráo, sạch sẽ
  • Đổ dầu thủy lực vào đầy xi lanh. (*) Khi làm việc này cần xem lưu ý phía dưới
  • Bịt các cổng dầu vào ra bằng nút bịt kim loại, không phải nhét giẻ/ buộc túi nilon
  • Trét mỡ bôi trơn lên mắt trâu xy lanh, ống lót và các bề mặt có thể bị rỉ sét
  • Bảo vệ đoạn ty xy lanh bên ngoài (không kéo vào hết được) bằng giấy tẩm dầu chống rỉ sét

(*) Xy lanh nếu không được điền đầy dầu, không khí trong xy lanh có độ ẩm có thể làm rỉ sét mặt trong của thân xy lanh. Tuy nhiên khi đổ đầy dầu vào trong xy lanh cần chú ý vấn đề giản nở nhiệt của dầu ở các vùng có chênh lệch nhiệt độ lớn giữa mùa đông và mùa hè.

Ví dụ: một xy lanh được đổ dầu vào bảo quản trong mùa đông khi nhiệt độ môi trường là 5 độ C, đến mùa hè nhiệt độ môi trường lên 35 độ C. Áp lực do dầu giãn nở nhiệt, giả định thân xy lanh cứng tuyệt đối, được tính theo công thức: P (bar) = 11.8 x (T2 – T1). Khi ấy áp lực tác động lên xy lanh là: 11.8 x (35 – 5) = 354 bar !!!. Áp lực rất lớn này làm nứt thân xy lanh, phá hỏng seal, phốt. Ví dụ này khá cực đoan, để chỉ ra rằng xy lanh dự phòng cũng cần được kiểm tra. Một cách đơn giản là lắp thêm 2 test-point vào 2 nút bịt cổng dầu xy lanh, giúp chúng ta có thể kiểm tra áp suất bên trong và có thể xả bớt áp khi tăng quá cao.