Cân đồng tâm trục: Chuẩn bị dụng cụ
Cân đồng tâm trục đòi hỏi độ chính xác cao, một sai lệch tâm trục dù nhỏ sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ của bạc đạn, seal phốt. Lệch góc 5/60 độ của hai trục máy dẫn đến tuổi thọ bạc đạn giảm đi một nữa (*). Công cụ dụng cụ quyết định độ chính xác cũng như thời gian, công sức thực hiện cân tâm trục. (AITECH Reliability)

- Shim: chuẩn bị sẳn các miếng chêm (shim) có chiều dài khác nhau với kích thước phù hợp với bulong chân đế. Nên cắt sẳn trước ngày thực hiện, hoặc có thể mua các bộ shim cắt sẳn bán trên thị trường. Các bộ shim có đủ kích thước, và có in chiều dày trên mỗi tấm shim nên rất thuận tiện sử dụng.
- Thiết bị đo: đồng hồ so hoặc máy cân tâm laser
- Đồ gá: để đo, thiết bị đo cần gắn lên trên trục qua đồ gá gồm kẹp xích hoặc đế nam châm và cây chống. Cần chú ý đến đường kính trục, khoảng cách đo để chọn đồ gá phù hợp. Một số thiết bị có gắn thắng an toàn ở trên coupling, cần xem xét tháo các chi tiết này ra hoặc chọn cây chống đủ dài để không bị vướng. Lưu ý, cây chống càng dài thì độ chính xác càng thấp.
- Thước đo: bạn cần thước để đo khoảng cách chân đế, coupling chân đế, đường kính coupling … Bạn cũng cần chuẩn bị thước nhét để kiểm tra chân đế. Một cây thước thẳng để cân thô.
- Dụng cụ để nâng/đẩy chân đế; siết bulong: bạn cần có dụng cụ để nâng chân máy lên nếu cần chèn thêm shim, hoặc, bạn cần dụng cụ để đẩy máy qua trái qua phải. Tùy theo khối lượng của thiết bị nặng hay nhẹ mà bạn cần dùng con đội, ba lăng, cầu trục, hoặc chỉ cần xa beng. Để đẩy thiết bị di chuyển ngang, đơn giản là dùng búa đóng, tuy nhiên, làm như vậy rất khó chỉnh chính xác, máy bị dịch chuyển không kiểm soát; đồng thời cũng làm chấn động thay đổi vị trí lắp đồng hồ so/máy laser. Tốt nhất bạn nên hàn bulong tăng đơ ở chân máy để dễ dàng tinh chỉnh máy qua lại.
- Giấy, bút, máy tính, máy chụp hình: Cân chỉnh đồng tâm coupling là một trong ít việc không chỉ làm bằng tay chân mà cần làm toán ở công trường, Cân tâm trục là việc tỉ mĩ, yêu cầu độ chính xác cao. Tuy không phải việc phức tạp nhưng yêu cầu cẩn thận, từ tốn.
(*) Harris, Tedric A. Rolling Bearing Analysis. John Wiley & Sons, New York. 1984
Bài liên quan
Thắng ATR0 Comments
RCA – Hư hỏng do làm việc bất cẩn
Các hư hỏng gây ra do sai sót của người bảo trì có thể là
Thắng ATR0 Comments
Báo cáo tổng kết năm bảo trì
Báo cáo tổng kết năm công tác bảo trì dịp nhìn lại công việc chúng
Thắng ATR
PMO Tối ưu bảo trì phòng ngừa
PMO (Preventive Maintenance Optimization) là quá trình loại bỏ bớt đi những việc đang làm
Thắng ATR
Các phương án giám sát rung động theo RCM
Quan trọng nhất là am hiểu máy móc và môi trường làm việc riêng của
Thắng ATR0 Comments
Số hóa và Chuyển đổi số trong bảo trì
Số hóa là lưu trử thông tin vào máy tính. Chuyển đổi số bảo trì
Thắng ATR0 Comments
Xây dựng danh sách vật tư dự phòng (Spare parts inventory)
Vật tư dự phòng là yêu cầu trong quản lý rủi ro, giảm thiểu thiệt
Thắng ATR0 Comments
Vì sao cần giám sát rung động
Tất cả thiết bị khi quay đều có rung động, nhưng khi bị rung cao
Thắng ATR0 Comments
Bảo trì định kỳ: Hiệu quả và thiếu sót
Điểm cốt yếu để làm bảo trì định kỳ đó là nhận định hư hỏng
Thắng ATR0 Comments
Kế hoạch bảo trì phòng ngừa xây dựng trên cơ sở nào?
Có lẽ khi bạn vào làm, nó đã có sẵn ở đó rồi. Một ai