Động cơ đồng bộ (Synchronous)
Mặc dù không phổ biến bằng động cơ cảm ứng lồng sóc, nhưng động cơ đồng bộ vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiều cơ sở công nghiệp. Theo Market Research Future, giá trị thị trường của động cơ đồng bộ năm 2023 là 22,84 tỷ USD và đang tiếp tục tăng trưởng! Động cơ đồng bộ thường đóng hai vai trò. Thứ nhất, tốc độ không đổi ở công suất cao cho các ứng dụng như bơm, máy nén và băng tải. Thứ hai, thông qua điều khiển kích từ, chúng có thể hoạt động ở hệ số công suất cao hơn, giúp cải thiện hệ số công suất tổng thể của nhà máy và giảm phí điện năng tiêu thụ cao điểm. Động cơ đồng bộ cũng hoạt động hiệu quả hơn động cơ cảm ứng từ 1-2%. Những lợi thế liên quan đến năng lượng này không hề nhỏ khi hóa đơn tiền điện hàng năm của bạn lên tới hàng trăm nghìn đô la.
Nhược điểm của động cơ đồng bộ tập trung vào chi phí, hạn chế điều khiển tốc độ và không tự khởi động (yêu cầu kích từ). Nói về khởi động, động cơ đồng bộ thường có các dây quấn hoặc thanh giảm xóc xung quanh các cực từ rotor DC để hỗ trợ khởi động động cơ như một động cơ cảm ứng trước khi kích từ bên ngoài kích hoạt các cực từ, đưa rotor vào quay đồng bộ với từ trường quay của stator. Thực hiện một bài kiểm tra khởi động (In-Rush/Start-Up test) khi động cơ còn mới/mạnh khỏe là rất quan trọng, dữ liệu này dùng làm cơ sở (baseline) để đánh giá quá trình khởi động cảm ứng và chuyển sang hoạt động đồng bộ – rất có giá trị để khắc phục sự cố trong tương lai khi động cơ già đi.
(Theo hướng dẫn Kiểm tra motor của hãng công nghệ PdMA)