Tiêu chuẩn đánh giá rung động ISO 10816-3:2009
Tiêu chuẩn ISO 10816-3 (tương tự TCVN 9229-3) cung cấp các tiêu chí để đánh giá mức độ rung động của máy công nghiệp khi đo tại chỗ. Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy công nghiệp có công suất trên 15 kW và tốc độ quay từ 120 r/min đến 15000 r/min, gồm các động cơ công nghiệp thông thường, máy bơm, quạt, máy phát điện, máy nén quay, cũng như một số loại tua-bin.
Ghi chú:
- Vận tốc rung động có thể được tính theo giá trị hiệu dụng (RMS), hoặc giá trị đỉnh (Peak), hoặc đỉnh tới đỉnh (Peak to Peak). Với một giao động hình sin đơn giản thì giá trị RMS = 0.707xPeak, và Peak = 0,5x Peak to Peak
- Điều kiện được xác định bệ đỡ cứng hay đàn hồi là: nếu tần số tự nhiên thấp nhất của hệ máy và bệ đỡ theo chiều đo độ rung cao hơn tần số kích thích cơ bản (trong nhiều trường hợp là tần số quay) ít nhất 25 %, khi đó bệ đỡ được xem là cứng vững theo chiều tương ứng. Tất cả các hệ thống bệ/giá đỡ khác được xem là đàn hồi.
(Bạn cần dịch vụ phân tích rung động tham khảo ở đây)
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn rung động ISO 10816-3:
Tiêu chuẩn ISO 10816-3 áp dụng đánh giá rung động cho các thiết bị sau:
- Các loại động cơ điện (motor)
- Quạt, máy thổi khí (fans or blowers)
- Bơm ly tâm (pumps of centrifugal)
- Máy phát điện
- Máy nén quay (rotary compressors)
- Tuabin hơi nước công suất lên đến 50 MW
- Tuabin hơi nước công suất hơn 50 MW và tốc độ dưới 1500 vòng/phút, hoặc trên 3600 vòng/phút (không bao gồm trong ISO 10816-2)
- Tuabin khí công suất lên đến 3 MW
Các đối tượng sau đây không xem xét trong phần này của tiêu chuẩn ISO 10816:
- Máy phát tuốc bin trên nền đất công suất lớn hơn 50 MW và tốc độ 1500 r/min, 1800 r/min, 3000 r/min, 3600 r/min (xem ISO 10816-2);
- Máy tuốc bin khí hợp bộ công suất trên 3 MW (xem ISO 10816-4);
- Nhóm máy trong nhà máy phát công suất thủy lực hoặc nhà máy bơm (xem ISO 10816-5);
- Máy chuyển động qua lại tịnh tiến (xem ISO 10816-6);
- Bơm cánh dẫn tích hợp đồng bộ với động cơ điện, ví dụ khi bánh công tác lắp đặt trực tiếp trên trục động cơ hay gắn chặt vào trục.
- Máy nén dịch chuyển dương quay (ví dụ: Máy nén kiểu vít xoắn);
- Máy nén chuyển động tịnh tiến; – máy bơm chuyển động tịnh tiến;
- Bơm-motor chìm dưới nước;
- Tuốc bin gió.
Thiết bị đo
Thiết bị sử dụng đo phải có khả năng đo rung động hiệu dụng dải tần rộng, có “đáp ứng đồng đều” (phẳng) trên toàn dải tần số từ ít nhất 10 Hz đến 1000 Hz, theo yêu cầu của ISO 2954. Tùy thuộc vào chuẩn mực rung động có thể yêu cầu phải đo độ dịch chuyển hoặc vận tốc hay cả hai đại lượng này (xem ISO 10816-1). Tuy nhiên, đối với máy có vận tốc quay đạt hoặc thấp hơn 600 vòng/phút, giới hạn dưới của “đáp ứng tần số đồng đều” phải không lớn hơn 2Hz.
Xem thêm thiết bị đo rung động ở đây
Vị trí đo
Đo rung động tại vỏ gối đỡ bạc đạn hoặc nếu không, tại vị trí gần nhất có thể. Cảm biến đo rung động phải được gá chắc chắn vào vị trí đo.
Các phép đo thường được tiến hành trên các bộ phận để hở trên máy, dễ tiếp cận. Phải đảm bảo các phép đo phản ánh đúng rung động trên gối đỡ bạc đạn và không bị ảnh hưởng bởi cộng hưởng hay khuyếch đại nào. Vị trí đo và chiều đo rung động phải đảm bảo độ nhạy tương thích với lực động học của máy. Điển hình, đòi hỏi hai vị trí đo vuông góc hướng tâm trên mỗi nắp hoặc bệ đỡ ổ lăn, như minh họa trong Hình 1 (đối với máy lắp đặt theo phương ngang) và Hình 2 (đối với máy lắp đặt theo phương thẳng đứng)
Điều kiện vận hành
Các phép đo phải được tiến hành khi rotor và các gỗi đỡ đạt được nhiệt độ vận hành định mức xác lập ổn định ở điều kiện xác định, ví dụ như: tốc độ, điện áp, lưu lượng, áp suất hay tải định mức.